13 min read

Những sự thật há hốc mồm về facebook và facebook ads!

Facebook Ads là gì?

Là một công cụ giúp người dùng có trả tiền được quyền cưỡng bức đẩy các nội dung mình muốn đến đối tượng khách hàng mong muốn dựa trên môi trường Facebook và Instagram (nên ta không có Instagram Ads, hai thằng dùng chung một công cụ).

Bởi là một công cụ, nó sẽ có nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ cái bàn chải công dụng cơ bản là để chải răng, nhưng thi thoảng bạn có thể dùng nó để đánh giày hoặc bí quá có thể dùng nó để phết mật ong lên con gà nướng.

Facebook Ads ban đầu được tạo ra để giúp người bán đưa thông tin đến các đối tượng khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, tiết kiệm, người bán và người mua và nhà quảng cáo đều được hưởng lợi từ hình thức quảng cáo mới này.Tuy nhiên câu chuyện về chức năng nguyên thủy của Facebook Ads đã qua được 7 hoặc 8 năm.

Hiện nay với công cụ Facebook Ads người ta có thể làm được nhiều trò, với điều kiện là bạn phải hiểu và thạo cách dùng.

Bạn ghét thằng đồng nghiệp, bạn thấy nó ngủ nhểu dãi ra bàn, bạn quay lại cái video, stream lên Facebook rồi chạy ít Ads cho mọi người trong công ty và bạn bè nó xem cho nó tức chơi.

Con bạn bị cô cấu ở trường, bạn cay cô, bạn cay trường, bạn viết bài bóc phốt nhưng không ai quan tâm vì bóc mấy thứ đó gần đây thường quá rồi, bạn bèn chạy Ads cho sập mẹ cái trường năm sau khỏi tuyển sinh.

Thầy Si quan tâm tới biến đổi khí hậu, thầy chạy cái Ads để nâng cao ý thức của mọi người về môi trường và lôi kéo sự đồng thuận của những người cùng mối quan tâm

Bạn muốn làm hot Facebooker như Bạch Hoàn, muốn bài viết nào dù dài ngắn đều được vài ngàn like, vài trăm comment nhưng không biết bắt đầu từ đâu vì lượng follow của bạn phọt phẹt? Hãy đẩy ít Ads và tận hưởng thành quả thay vì lên tag đồng bọn cho mệt mỏi.

Việc sử dụng Facebook Ads vào mục đích chính trị xã hội được đẩy lên đỉnh điểm ở cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và chiến dịch Brexit ở Anh, anh Zúc cũng dính ít vướng mắc sau phải lên điều trần và Facebook Ads giờ quản lý rất chặt các tài khoản quảng cáo có nội dung liên quan đến chính trị xã hội. Nếu bạn thấy Facebook nó hỏi tài khoản quảng cáo của bạn có liên quan gì đến chính trị không thì nên trả lời là “Không”

Và những khách hàng tiềm năng?

Cỡ những năm 2009, Facebook bắt đầu học thói quen của người dùng thông qua một cử chỉ rất đơn giản. Bạn “like” nhiều bài viết của ai thì bài viết và thông tin của người đó sẽ xuất hiện nhiều hơn trên mạch tin của bạn, với một khoảng thời gian hữu hạn, facebook sẽ đưa đến cho bạn nhiều thông tin mà bạn quan tâm hơn, bạn yêu Facebook hơn.

Rồi facebook gạ bạn điền đầy đủ profile với trường bạn đã học, công ty bạn đã làm, việc này giúp cho bạn tìm lại bạn bè thất lạc 10 năm trước, kết bạn với anh em công ty mới nhanh hơn, bạn yêu Facebook hơn hơn.

Rồi facebook gạ bạn điền thêm một vài sở thích cá nhân như quyển sách bạn thích, bộ phim bạn xem hay môn thể thao bạn hay theo dõi, rồi bạn thấy các thông tin có liên quan đến sở thích của bạn xuất hiện nhiều hơn, bạn yêu Facebook hơn hơn hơn …. Ờm nhưng mà có gì không ổn.

Đến một ngày bạn đổi realationship status từ “đơn côi” sang “đang quặp” bạn thấy quảng cáo Durex nhảy vào mặt bạn, ngày bạn tuyên bố “đính hôn” thì quảng cáo ảnh cưới, nhẫn cưới hay du lịch đập vào mặt bạn. Ngày bạn sinh đứa con đầu lòng thì quảng cáo xe nôi bỉm sữa ùa đến và bạn không hiểu tại sao? Bạn bắt đầu lo lắng và hạn chế thông tin của mình trên Facebook.

Nhưng đã quá muộn…

Facebook giờ có cách thu thập thông tin bị động của người dùng chứ không ngồi chờ người dùng cung cấp thông tin nữa.

Bạn dừng lại trước một bài quảng cáo giày, bấm vào xem cái ảnh, hay không bấm vào mà chỉ lướt mắt đọc trong 3 giây, Facebook nó sẽ hiểu bạn quan tâm tới mua sắm, cụ thể là đồ đi dưới chân, cụ thể hơn là giày ống, cụ thể hơn nữa là giày ống ở mức độ tiền xx$.

Bạn dừng lại ở một cái clip của Lê Thẩm Dương đang chém gió quá 3 giây, Facebook nó hiểu là bạn đang quan tâm tới đào tạo, cụ thể ở đây là các khóa học có nội dung chém gió.

Bạn chat với người yêu, nội dung kiểu “trời rét rồi đi làm nhớ mặc áo ấm” Facebook nó hiểu là bạn đang quan tâm tới quần áo mùa đông.

Tất cả những thứ trên Facebook nó định danh là “tương tác” và càng nhiều “tương tác” thì Facebook nó càng hiểu bạn rõ hơn, Facebook không cần bạn phải khai với nó là bạn có sở thích mua sắm, bạn đang quan tâm đến học code hay bạn thích ăn pizza, giờ nó tự học được rồi, cảm ơn bạn.

Tất cả những thông tin đó được Facebook lưu và dùng để hỗ trợ cho Facebook Ads ngày một hiệu quả hơn.

Tất nhiên “tương tác” cũng có trọng số, việc dừng lại ở một bài viết 3 giây là tương tác thấp, like một bài viết là tương tác, share bài viết là tương tác cao còn nếu bạn tìm kiếm về một vấn đề gì đó trên Facebook thì là tương tác cực cao.

Một vài cái “tương tác thấp” sẽ không thay đổi ngay cách Facebook đối xử với bạn, nhưng nếu bạn muốn test cách Facebook phản ứng với các tương tác cực cao thì có cách này:

Mở facebook, phần search, đánh đại một dòng Phòng khám nam khoa chữa bệnh lậu hoặc phòng khám phụ khoa gì đó, vào vài kết quả, inbox hỏi vài câu ở vài phòng khám. Xong, tắt đi đi ngủ và sáng mai dậy tận hưởng kết quả.

Và những người quảng cáo?

Mục tiêu muôn thủa của quảng cáo là phải “TRÚNG ĐÍCH”, và vì Facebook hiểu rất rõ người dùng nên nếu sử dụng tốt công cụ Facebook Ads thì về cơ bản quảng cáo của bạn sẽ trúng đích và đó là lý do tại sao hiện nay vẫn rất nhiều người dùng công cụ này tuy rằng mức độ cạnh tranh đang ngày càng cao.

Facebook cũng không phải là môi trường một chiều để nhà quảng cáo “cưỡng hiếp” khán giả của mình giống như VTV và Kangaroo đã làm với “kangaroo hàng đầu Việt Nam” nhiều năm trước đây. Facebook sẽ chịu khó đi kiếm cho bạn khách hàng tiềm năng với điều kiện quảng cáo của bạn nhận được phản hồi tốt từ phía người xem.
Facebook Ads cần 50 tương tác đầu tiên để học đại khái về đặc điểm các khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp v.v…) rồi sau đó nó sẽ tiến hành phân phối đến các đối tượng có liên quan. Trong quá trình phân phối nó luôn học thêm về đối tượng tương tác để điều chỉnh hướng quảng cáo. Vì vậy ngày đầu tiên quảng cáo của bạn sẽ được phân phối tán loạn lung tung rồi điều chỉnh dần, tụ vào một nhóm hiệu quả và thường quảng cáo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất sau 2 đến 3 ngày.

Mấy bữa trước mình có ví dụ về việc target đối tượng ở đây, tuy nhiên việc này là hoàn toàn không cần thiết nếu bạn dùng Facebook Ads để bán hàng và định chạy quảng cáo trong thời gian dài, việc set target chỉ dành cho những người có những nhu cầu đặc biệt và nếu bạn là gà thì bạn hãy bỏ qua việc này, Facebook Ads nó tự học được target, cảm ơn bạn.

Việc học đối tượng và lấy feedback của người dùng dẫn tới việc Facebook sẽ đánh giá quảng cáo của bạn là nhận được phản hồi tốt hay không tốt của người dùng, chỉ số này là relevance score, bạn có thể xem chỉ số này trên phần quản lý quảng cáo, đây là một chỉ số quan trọng. Vài năm trước, relevance score ở mức 5 vẫn có thể chạy được, nhưng hiện nay nếu bài quảng cáo của bạn có chỉ số này ở mức dưới 7 thì mình khuyên bạn nên tắt vì có chạy tiếp cũng phí tiền.

Việc đo độ hiệu quả của bài quảng cáo ban đầu của Facebook là việc làm tốt, nó giúp các nhà quảng cáo phải chơi theo luật chơi của Facebook và phục vụ lợi ích của khách hàng nếu muốn bài quảng cáo của mình có hiệu quả cao.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì không như vậy, để đạt được hiệu quả quảng cáo, nhà quảng cáo sẵn sàng đưa ảnh fake của sản phẩm, đưa thông tin không đúng, dìm giá bán hoặc dùng các trick nhỏ như “để 1 chấm nhận báo giá”, “share bài để nhận ưu đãi xxx” để tăng tương tác và điểm phù hợp cho bài quảng cáo của mình.

Kết quả là người dùng có nhận định sai về giá sản phẩm, vì các quảng cáo hot nhất thường có giá sốc nhất, ưu đãi khủng nhất trong khi thực tế mua hàng lại không như vậy. Việc này gây khó khăn khi các nhà quảng cáo “chân phương” khi đưa hình ảnh, nội dung chân thực lên lại không nhận được nhiều sự quan tâm

Ngộ nhận về Facebook Ads?

Nếu các bạn đã đọc bài đến đây thì sẽ nhận ra Facebook Ads không phải là con gà đẻ trứng vàng: Nhiều bạn đang đi làm, thấy bạn bè bán hàng online rầm rầm, đóng đơn ship hàng ầm ầm và nghĩ là mình có cái nguồn hàng này, mình đóng ít quảng cáo rồi cũng đóng hàng rầm rầm như chúng nó. Câu chuyện này có thật nhưng đã từ …7 năm trước. Giờ đây mọi chuyện đã rất khác, Facebook đã trở thành một môi trường cực kì khắc nghiệt mà loser lose, winner cũng lose. Bạn thấy đứa bạn nào đang post fb ầm ầm cái mẹ gì mà hàng về ầm ầm, đóng hàng mỏi tay, cái gì mà show tài khoản tiền về ting ting, đừng tin, mấy đứa đấy đang lỗ dập ..ái hết đấy. Bọn chạy Facebook thắng không đứa nào nó ho he gì đâu, vì thật nó đang bận đóng hàng và nó không rảnh để show ra cho mọi người biết nó đang bán cái gì, bán cho ai.

Facebook Ads không phải là một cứu cánh cho một sản phẩm thất bại: Nếu bạn có sản phẩm, bạn đưa ra thị trường và được khách hàng đón nhận ở mức mèng mèng thì 80% là bởi sản phẩm đó của bạn mèng mèng chứ không phải vấn đề ở khâu quảng cáo. Nhiều người nghĩ rằng khách không quan tâm chỉ vì quảng cáo chưa đúng chỗ, ảnh chụp chưa đẹp, share bài chưa đúng group, chỉ cần mình đóng bằng này quảng cáo vào là sẽ ngon, đơn sẽ đi ầm ầm. Kinh nghiệm của mình khi có hàng mới về là mượn mẫu, chụp ảnh tốt nhất có thể, up lên page nhá hàng, nếu có lượng view tự nhiên khoảng 30-40% lượng like page thì có khả năng chạy quảng cáo. Nếu ít hơn 30% có thể giữ một ít bán cho vui, ít hơn 20% thì tốt nhất là không nhập hàng. Tương tự với dịch vụ, chương trình khuyến mại hay bất cứ cái gì bạn định chạy Ads, không đạt được lượng view tự nhiên ổn thì đừng nghĩ đến chạy quảng cáo.

Facebook không phải là nơi để bán mọi thứ: Nói chung là, phần lớn người dùng của facebook là học sinh sinh viên, với những đối tượng này giá thành luôn là tiêu chí cần quan tâm hàng đầu. Với thời gian dành cho mỗi bài viết trên mạch tin là 10 đến 20 giây, bạn khó có thể thuyết phục được họ để ý đến cái gì có giá trên 1 triệu. Khoảng giá dưới 500 nghìn luôn là khoảng giá yêu thích cho người dùng Facebook. Nếu bạn định bán cái gì trên 1 triệu việc quảng cáo Facebook là khó khả thi.

Thuê chạy ads tốn kém hơn tự chạy: Về cơ bản nếu bạn đang là gà (và vì là gà nên bạn cần thuê chạy Ads) thì thuê chạy rẻ và hiệu quả hơn tự chạy. Lý do tại sao mình sẽ trình bày ở phần dưới đây.

Thuê chạy Ads?

Nếu bạn đang cung cấp các sản phẩm chung chung như du học, mỹ phẩm, làm đẹp v.v… thì khi làm việc với các đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp bạn sẽ thấy chúng nó còn hiểu rõ về sản phẩm của bạn hơn cả bạn. Nếu khi gặp mặt nó hỏi bạn những câu hỏi về chuyện kinh doanh, sản phẩm mà bạn còn méo biết thì xong, hãy thuê ngay chúng nó chạy ads cho bạn.

Nếu nó gặp bạn rồi ú ớ hỏi “thế giờ anh chị quảng cáo cái gì để em tư vấn?” thì next, vì một là nó gà, 2 là nó chả hiểu (và không có kinh nghiệm) gì về chuyện kinh doanh và sản phẩm của bạn cả.

Cái gì cũng có 2 mặt lợi và hại, việc thuê chạy quảng cáo có các đặc điểm mình liệt kê dưới đây:

Pros

Các đơn vị này giống như những nhà bán buôn có giá quảng cáo Facebook rẻ hơn tư nhân.

Tài khoản quảng cáo của họ chuyên chạy một ngành hàng nên được Facebook tối ưu (đấy là mình nghe đồn vậy).

Nó có nguồn target khách hàng riêng (đôi khi phải mất nhiều tiền để mua) và luôn cập nhật.

Kinh nghiệm trong việc lên content sao cho “bắt” quảng cáo.

Vậy nên nếu bạn lười, ngại vọc vạch thì cứ thuê chạy qc, tốt chán.

Cons:

Làm việc với đơn vị quảng cáo không phải lúc nào cũng nhanh, mất 1 đến một vài ngày để bạn thay đổi vài chi tiết của chiến dịch.

Đơn vị quảng cáo quan tâm nhiều hơn tới KPI của họ hơn là của bạn. Nghĩa là họ quan tâm tới mỗi ngày đẩy về cho bạn bao nhiêu comment, bao nhiêu inbox chứ không quan tâm nhiều tới việc bạn chốt được bao nhiêu đơn hàng. Với một vài ngành hàng, bạn sẽ thấy đôi lúc nhiều comment, nhiều inbox chưa chắc đã tốt.

Bạn không kiểm soát được những bí mật kinh doanh. Ví dụ đơn giản nhất là danh sách khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm của bạn trong 1 tháng qua có thể được đơn vị quảng cáo dùng để chạy một quảng cáo khác cho một đối thủ cạnh tranh của bạn. Bên cạnh đó các thông tin về sản phẩm, lượng tương tác, lượng inbox của bạn cũng có thể bị thu thập.

Nói chung thuê chạy ads cũng giống như đi đái có thằng nó giúp bạn cầm trym, tuy tiện thật đấy nhưng không thoải mái vì bạn to bé dài ngắn thế nào nó biết cả.

Nguồn: Sưu tầm